Đăng bởi:
SudoĐăng ngày:
Oct 10, 2017Đăng ở:
Thủ Thuật Thiết KếWebmaster Tools được biết đến là 1 công cụ MIỄN PHÍ giống như Google Analytics, được Google cung cấp cho những người sở hữu website trên Internet.
Webmaster Tools đem tới cho bạn công cụ quản lý Website vô cùng mạnh mẽ, giúp bạn quản lý được các liên kết đến website, nhận được thông báo về tối ưu web cũng như cảnh báo khi gặp vấn đề như nhiễm mã độc hại...
Trong nội dung này sẽ không phải là hướng dẫn cài đặt, khai báo hay hướng dẫn sử dụng chi tiết từng tính năng của Webmaster Tools, mà chỉ là những tổng hợp cá nhân về công cụ này và những tính năng hữu ích mà nó mang lại.
Có khi nào bạn tự hỏi 1 website khi xuất hiện trên Google sẽ hiển thị được những gì chưa? Đây là câu trả lời dành cho bạn.
Xem ngay: Những điều về ô tìm kiếm của Google có thể bạn chưa biết
Cho bạn cái nhìn rõ ràng về cấu trúc có dữ liệu mà website đang sử dụng, những cấu trúc nào đang bị lỗi và số trang đang sử dụng cấu trúc dữ liệu tương ứng. Để từ đó có thể có những hướng nâng cấp, sửa lỗi website tương ứng.
Tại đây Google sẽ cho bạn biết các vấn đề mà bạn gặp phải đối với thẻ HTML hiện tại, các vấn đề mà website gặp phải để cải thiện hiệu suất cũng như trải nghiệm đối với người dùng
Cho đến thời điểm này, không thể phủ nhận sự cần thiết của giao diện AMP đối với mỗi website. Tại công cụ này, Google cũng sẽ cho bạn biết được những vấn đề mà giao diện AMP mà web gặp phải và hướng xử lý cho chúng
Cho bạn cái nhìn chính xác nhất về website trên mạng tìm kiếm như số nhấp chuột, số lần hiển thị, CTR, vị trí (thứ hạng) đối với từng lựa chọn cụ thể
Công cụ cung cấp cho bạn cái nhìn chính xác hơn về Link và Anchortext, tuy nhiên công cụ này bị giới hạn, nhưng có vẫn hơn không đúng không ạ? Và hơn nữa đây là dữ liệu của Google, nó chính xác hơn bất cứ công cụ đo lường nào khác hiện nay.
I. Who links the most (Người liên kết nhiều nhất)
Hiểu đơn giản là những website nào khác đang trỏ link về site của bạn
II. Your most linked content (Nội dung được liên kết nhiều nhất của bạn)
Những nội dung trong trang nào của bạn đang nhận được nhiều liên kết nhất, cụ thể bằng số liệu
III. How your data is linked (Cách dữ liệu của bạn được liên kết)
Cho biết chính xác các anchortext của backlink đang liên kết tới website của bạn
Chú ý: Google chỉ cho chúng ta xem được tối đa 1000 link và nguồn liên kết cùng với 200 anchortext mà thôi
Cập nhật cho bạn những liên kết nội bộ (Internal links) mà website đang sở hữu
Nhận cảnh báo từ Google về tình trạng website. Các bạn sẽ không mong muốn nhận cảnh báo trong này đâu. Bởi khi website của bạn gặp 1 vấn đề nào đó thì thông báo đó sẽ hiển thị tại đây?
12 tác vụ thủ công bạn có thể sẽ gặp như
Các bạn có thể đọc thêm ở đây nội dùng về 8 bản cập nhật thuật toán của Google không thể bỏ qua
Bạn có khi nào muốn chặn 1 url không cho Google index và xếp hạng nó trên mạng tìm kiếm vì 1 số lý do nào đấy? Đây là công cụ phục vụ nhu cầu đó.
Nơi Google thông báo cho bạn nó đang gặp lỗi thu thập dữ liệu ở đây và như thế nào, hãy thường xuyên kiểm tra để bảo đảm Googlebot của thế dễ dàng đọc được website của bạn nhé. Chú ý hãy xem cả lỗi thu thập máy tính để bàn cũng như điện thoại thông minh nhé, vì lỗi của chúng không giống nhau.
I. Lỗi thu thập với máy tính để bàn (Desktop)
Lỗi xảy ra khi trang web của bạn được Googlebot thu thập thông tin.
II. Lỗi thu thập với điện thoại thông minh (Smartphone)
Lỗi chỉ xảy ra khi trang web của bạn được Googlebot dành cho điện thoại thông minh thu thập thông tin (lỗi không xuất hiện đối với máy tính để bàn).
Khai báo cho Google biết url mà bạn muốn được lập chỉ mục ngay thay vì phải chờ đợi, điều mà không Seoer nào mong muốn khi sản xuất 1 nội dung.
Chú ý: “Gửi tới chỉ mục” không đảm bảo URL đó sẽ được lập chỉ mục ngay lập tức, nhưng giúp nó được index nhanh hơn.
Bài viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn
Bình luận
Để lại bình luận
Email và số điện thoại sẽ không được công khai. Những trường bắt buộc được đánh dấu *