Đăng bởi:
Trần Quốc CườngĐăng ngày:
Dec 30, 2020Đăng ở:
Tin Tức Công NghệTrong thời đại kỹ thuật số hiện nay thì không thể nói không với internet. Nó gần như phủ sóng từ thành phố đến nông thôn, từ trẻ đến già đều sử dụng thuần thục. 1 ngày không internet cảm giác như bị lạc trôi về thời kỳ “đồ đá”. Cuộc sống con người giờ đây gần như diễn ra song hành cùng với sự tồn tại của internet. Từ mua sắm, giải trí, xem tin tức, giao tiếp xã hội, kinh doanh, học tập, v.v mọi thứ đều ít nhiều liên quan đến…Internet.
Thời đại Internet nên việc doanh nghiệp sở hữu website là điều gần như hiển nhiên và rất cần thiết. Website hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm tới người tiêu dùng một cách xuyên suốt và thường trực. Doanh nghiệp có thể trình bày sản phẩm, dịch vụ một cách sinh động, lôi cuốn và và dễ dàng tương tác với khách hàng.
Với website, các hoạt động mua bán cũng diễn ra hết sức đơn giản. Chỉ cần ngồi tại chổ và sử dụng một cú click chuột, bạn đã có thể mua ngay được món hàng mình ưng ý và không phải bận tâm nhiều về chất lượng hay dịch vụ.
Một website hữu dụng và tiện ích cao sẽ tạo ấn tượng mạnh đến khách hàng. Xây dựng một website được tối ưu hóa các tính năng và kết hợp tốt với công cụ hỗ trợ cũng là cách để thực hiện Marketing và PR một cách khôn ngoan của người biết đón đầu xu hướng của cuộc cách mạng 4.0 đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ tới.
Bạn cần một thiết kế chuyên nghiệp, một website đẳng cấp thế hệ mới hay đơn giản bạn đang cần một giải pháp toàn diện cho website và các vấn đề liên quan đến website của mình. Hãy tìm đến Dịch vụ thiết kế website Uy tín – Chúng tôi sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu của bạn.
Lan man như vậy để thấy, khi nhu cầu sử dụng website tăng lên, thì đi liền với nó, các công ty về dịch vụ website cũng mọc lên ngày càng nhiều và kéo theo đó là nhu cầu nhận sự. Vì vậy, lập trình web (Web Developer) cũng trở thành một trong những nghề mà rất nhiều người theo đuổi. Và trong bài viết này, hãy cùng mình nêu ra một số kĩ năng cần để trở thành một Web Developer nhé. Let's Go!!!
Nói đơn giản: Front-end là những gì người dùng nhìn thấy và tương tác. Nó là “mặt tiền” của một trang web. Nếu bạn thích thiết kế, bạn có thể tập trung phát triển những kĩ năng front-end, trở thành một front-end developer. Những kĩ năng bạn cần phát triển bao gồm:
Vai trò của Front-end trong 1 dự án là khá quan trọng, vì giao diện là thứ đập vào mắt người dùng đầu tiên. Front-end developer không chỉ thiết kế giao diện đẹp, mà còn phải rõ ràng, dễ sử dụng. Người dùng có thể làm việc mình muốn một cách đơn giản, nhanh gọn (Google là một ví dụ).
Back-end là những thứ người dùng không nhìn thấy nhưng giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru. Dữ liệu của người dùng, thuật toán phân tích… đều nằm ở back-end. Nếu front-end là lớp sơn, lớp vỏ của một ngôi nhà thì back-end chính là giàn giáo, xương sườn của ngôi nhà đó. Những kĩ năng bạn cần có gồm có:
Kiến thức phần back-end rất nhiều và phức tạp, do đó một back-end developer chỉ nên tập trung vào 2-3 ngôn ngữ chính, đừng ráng ôm hết kẻo “tấu hỏa nhập ma”. Code phần back-end thường rất nhiều và “khủng”, do đó cần có cấu trúc tốt, dễ cải tiến và mở rộng (bằng cách áp dụng SOLID). Back-end developer có thể trau dồi kiến thức để leo lên vị trí System Analyst hoặc Software Architecture.
Chỉ có front-end, bạn sẽ không tạo nên được một website
Hiện nay, ranh giới giữa front-end và back-end trong lập trình web khá mong manh. Đa phần các web developer thường giỏi về back-end, có kha khá kiến thức về front-end, việc này khá hữu dụng. Biết cả front-end và back-end, bạn sẽ biết được một trang web hoạt động như thế nào – từ đầu tới cuối.
Lập trình viên front-end, back-end cũng có thể “lấn sân” qua mảng mobile nhờ sự giúp sức của một số framework như Cordova (HTML, CSS, JS), Ionic, Window Phone App (C#),… Để tăng giá trị của bản thân, ngoài kĩ năng cứng, bạn cần trau dồi kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề : Khách hàng cần gì ở trang web, lượng truy cập là bao nhiêu, làm sao để tăng performance. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kĩ năng này của bạn khi phỏng vấn đấy.
Và một kĩ năng không liên quan đến kĩ thuật, nhưng mà ở trong bất kì công việc nào, vai trò của nó cũng rất quan trọng. Với một dự án, bạn không thể tự mình làm mọi thứ, bạn không thể tự thiết kế cơ sở dữ liệu, tự mình cắt giao diện cho Web và tự mình thực hiện phần back-end, nếu như thế deadline sẽ dí cho bạn không kịp thở. Đồng thời chất lượng code cũng như sức khỏe của bạn cũng sẽ không tốt.
Thay vào đó, bạn tham gia vào một team, dưới sự sắp xếp của teamlead (hoặc không), mỗi người sẽ tham gia vào một phần, người làm giao diện, người làm liên quan đến dữ liệu, dự án sẽ được kết thúc sớm hơn, chất lượng cũng sẽ tăng theo. Trau dồi kĩ năng này sẽ là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tự hoàn thiện của một Developer hay bất kì một cá nhân nào.
Cuối cùng, túm cái váy lại, trên đây là một số ý kiếm của mình về vấn đề này, nếu có gì sai sót mọi người có thể góp ý ở phần bình luận nhé (^3^). Chúc các bạn thành công, Good luck!!!
Bình luận
Để lại bình luận
Email và số điện thoại sẽ không được công khai. Những trường bắt buộc được đánh dấu *
Bài viết mang lại cảm xúc và tính giải trí cao, nên nghĩ bạn nên chuyển nghề sang làm diễn viên hài hoặc múa lửa @@
Hay quá bạn ơi Côns `