Đăng bởi:
SudoĐăng ngày:
Apr 30, 2018Đăng ở:
SEONếu bạn muốn xây dựng 1 trang web mới, bài viết sau sẽ tổng hợp 40 điểm bạn cần kiểm tra trước khi bắt đầu SEO, qua đó giúp bạn "đi" 1 cách đúng hướng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
40 điểm cần kiểm tra trước khi SEO một website có thể nhóm thành 5 yếu số sau:
Trong quá trình phát triển trang web, Server và hosting của mình được bảo vệ hoạt động 1 cách tốt nhất! Dưới đây là 1 số điểm bạn cần xem xét với Server & hosting trước khi bắt đầu SEO 1 trang web để nhận được kết quả tốt nhất.
1. Theo dõi thời gian hoạt động của website (Monitor site uptime): Công cụ miễn phí mà bạn có thể sử dụng như: Pingdom hoặc UptimeRobot. Chúng sẽ giúp bạn biết rằng thời gian hoạt động của máy chủ có ổn hay không. Thông thường mục tiêu nhắm tới của chỉ số này là 99.999%. Nếu chúng giảm xuống 99,9% là không ổn và nếu giảm xuống còn 99% thì bạn nên xem xét & cải thiện lại ngay lập tức.
2. Chuyển sang HTTPS: Hãy thay đổi giao thức truyền siêu văn bản từ HTTP sang HTTPS càng sớm càng tốt vì càng để lâu thì quá trình này càng khó thực hiện. Với việc sử dụng HTTPS, trang web của bạn sẽ không bao giờ mắc lỗi 404.
Lưu ý: Bạn nhớ sử dụng cổng bảo mật (SSL) để đảm bảo thiết lập của bạn được an toàn.
3. Định dạng URL duy nhất: Ngoài việc đảm bảo HTTP luôn chuyển hướng đến HTTPS, bạn cũng nên thống nhất có sử dụng www hoặc không www trong đường dẫn URL hay không.
4. Kiểm tra phần mềm độc hại: Sử dụng công cụ miễn phí của Google để kiểm tra trên trang web của bạn có dính phần mềm độc hại nào không và gỡ bỏ.
5. Kiểm tra vấn đề DNS: Sử dụng công cụ kiểm tra DNS như Pingdom hoặc Mxtoolbox cung cấp để biết được DNS đang gặp vấn đề nào, nguyên nhân nào có thể gây ra sự cố.
6. Kiểm tra lỗi máy chủ: Thu thập dữ liệu trang web của bạn bằng công cụ như Screaming Frog để biết được máy chủ của bạn đang gặp vấn đề gì và cần khắc phục như thế nào.
7. Kiểm tra noindexing và nofollow: Khi trang web của bạn đã được công khai, để các bài viết của bạn được lập chỉ mục, trang của bạn phải đặt ở chế độ index & followed. Bạn hãy sử dụng trình thu thập thông tin để đảm bảo rằng không có trang nào vô tình bị chặn và không có trang hoặc liên kết nào ở chế dộ nofollowed cả.
8. Loại bỏ trang lỗi 404: URL không tồn tại hoặc đã bị hỏng trong website của bạn là nguyên nhân dẫn đến lỗi 404. Nếu trang của bạn có xuất hiện lỗi này, hãy loại bỏ chúng để không bị Google đánh giá thấp nhé!
Bạn nên lưu ý những điểm sau để đảm bảo trang web của bạn được lập chỉ mục và index 1 cách nhanh nhất.
1. Sitemaps (còn được gọi là sơ đồ của một trang web): Đảm bảo rằng sơ đồ trang web đã sử dụng ngôn ngữ đánh dấu eXtensible (XML) có tại example.com/sitemap.xml và chúng đã được tải lên Google Search Console và Bing Webmaster Tools. Sơ đồ trang web phải linh động và cập nhật bất cứ khi nào có một trang mới được thêm vào. Sơ đồ trang web phải sử dụng cấu trúc URL thích hợp, nhất quán.
2. Google cache (Bộ nhớ cache của Google): Xem bộ nhớ cache của trang web của bạn bằng cách sử dụng một URL như:
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:[URL-cua-ban] .
Điều này sẽ cho bạn thấy cách Google thấy trang web của bạn. Điều hướng bộ nhớ cache để xem có yếu tố quan trọng nào bị thiếu trong bất kỳ mẫu trang nào của bạn hay không.
3. Các trang được lập chỉ mục: Để biết số lương trang hiện đã được lập chỉ mục so với số lượng trang mà bạn đã có, bạn có thể vào Google và sử dụng cấu trúc: "site:example.com" và nhận được kết quả.
4. Nguồn cấp dữ liệu RSS: Mặc dù nguồn cấp dữ liệu tổng hợp trang web (RSS) không còn được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên nếu bạn sử dụng nguồn cấp dữ liệu RSS, chúng sẽ thường xuyên thu thập thông tin và nhận các liên kết hữu ích để lập chỉ mục.
Để biết nguồn dữ liệu đó có cung cấp dữ liệu RSS hay không, bạn hãy kiểm tra mã nguồn của trang web nguồn. Nếu có tồn tại "a rel = alternate" thì bạn có thể sử dụng được.
5. Đăng tải trên mạng xã hội: Sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ bài viết. Điều này sẽ đảm bảo các trang của bạn được lập chỉ mục trong kết quả tìm kiếm.
Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn đã thực sự tốt khi được công khai trên trang web. Để nội dung thực sự tốt, chúng nên đạt những điểm sau:
1. Tiêu đề: Hãy sử dụng trình thu thập thông tin để chắc chắn rằng mọi trang trên website của bạn đều có thẻ tiêu đề .
2. Độ dài tiêu đề: Bạn nên để độ dài tiêu đề vừa phải để tiêu đề của bạn không bị cắt khi hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
3. Từ khóa tiêu đề: Bạn nên đặt tiêu để có chứa từ khóa mục tiêu, qua đó trang có của bạn có thể được đánh giá cao hơn khi xếp hạng tìm kiếm
4. Mô tả meta: Thu thập dữ liệu webssite để đảm bảo rằng bạn không trang nào bị thiếu mô tả meta.
5. Tiêu đề H1: Đảm bảo rằng tất cả các trang trên web của bạn sử dụng thẻ tiêu đề 1 (H1), không có thẻ H1 trùng lặp và chỉ có một thẻ H1 cho mỗi trang.
6. H2 và các tiêu đề khác: Để nội dung được rõ ràng, mang đến người dùng những trải nhiệm thoải mái thì trình bài nội dung dễ khoa học là điểm bạn cần lưu ý. Bạn nên sử dụng các the H2, H3, H4 trong bài viết để tăng điểm đánh giá của Google nhé!
7. Từ khóa: Từ khóa là 1 điểm bạn không nên bỏ qua trong phần nội dung. Mỗi trang nội dung đều có từ khóa mục tiêu không? Bất kỳ nội dung nào hiện không có từ khóa chính thức được chỉ định cho nó sẽ cần một số nghiên cứu từ khóa được áp dụng.
8. Hình ảnh: Hình ảnh trong trang cần liên quan đến từ khóa, bài viết và cung cấp đến người dùng 1 nội dung nhất định nào đó.
Trên đây là những điểm cần kiểm tra trước khi SEO 1 trang web về: Thiết lập máy chủ (Server), lập chỉ mục, nội dung. Với những điểm cần kiểm tra về: Kiến trúc trang web và yếu tố di động, mình hẹn các bạn trong bài viết sau nhé!
Hẹn gặp lại!
Bình luận
Để lại bình luận
Email và số điện thoại sẽ không được công khai. Những trường bắt buộc được đánh dấu *