20 thủ thuật Laravel Eloquent ORM (Phần 1)

Đăng bởi:

Lưu Minh Tuân

Đăng ngày:

Mar 31, 2021

Đăng ở:

Thủ Thuật Thiết Kế

Eloquent ORM trong Laravel thoạt nhìn có vẻ như đơn giản nhưng ẩn sâu dưới lớp vỏ bọc đó là nhiều chức năng bí ẩn nhưng lại ít được biết đến. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn 20 trong số những chức năng thú vị nhưng mạnh mẽ đó.

1. Increments and Decrements

Khi chúng ta cần increments một trường của một record, có thể bạn sẽ sử dụng một đoạn code như thế này:

$article = Article::find($article_id);
$article->read_count++;
$article->save();

Bạn có thể thay nó bằng đoạn code sau:

$article = Article::find($article_id);
$article->increment('read_count');

Ngoài ra, mọi thứ cũng sẽ hoạt động tốt nếu như bạn sử dụng:

Article::find($article_id)->increment('read_count');
Article::find($article_id)->increment('read_count', 10); // +10
Product::find($produce_id)->decrement('stock'); // -1

2. XorY methods

Eloquent có khá nhiều chức năng kết hợp hai phương thức. Có thể hiểu đơn giản nó như là: "hãy làm cho tôi việc X nhé, nếu không được thì làm Y giúp tôi".

 

Ví dụ 1- findOrFail():

Thay vì sử dụng:

$user = User::find($id);
if (!$user) { abort (404); }

Hãy làm đơn giản hơn:

$user = User::findOrFail($id);

Chắc hẳn phương thức trên cũng đã quá quen thuộc với chúng ta rồi.

 

Ví dụ 2 - firstOrCreate():

Khi bạn cần tìm một record có thuộc tính thỏa mãn một điều kiện, nếu không tìm thấy thì sẽ tạo mới một record với chính thuộc tính đó:

$user = User::where('email', $email)->first();
if (!$user) {
  User::create([
    'email' => $email
  ]);
}

Mọi thứ chạy tốt và cũng dễ hiểu nhưng chúng ta có thể làm ngắn hơn:

$user = User::firstOrCreate(['email' => $email]);

3. Model boot() method:

Trong mô hình Eloquent, khi bạn muốn override những phương thức mặc định của một model, hãy làm nó ở trong boot():

class User extends Model
{
    public static function boot()
    {
        parent::boot();
        static::updating(function($model)
        {
            // override some logging
        });
    }
}

Có lẽ một trong những ví dụ phổ biến nhất là khi bạn muốn đặt giá trị cho một trường nào đó tại thời điểm tạo mới một model object:

public static function boot()
{
  parent::boot();
  self::creating(function ($model) {
    $model->uuid = (string)Uuid::generate();
  });
}

4. Relationship with conditions and ordering

Đây là cách mà chúng ta thường dùng để định nghĩa một quan hệ:

public function users() {
    return $this->hasMany('App\User');    
}

Nhưng bạn có biết chúng ta cũng có thể tạo ra một quan hệ khác bằng việc kết hợp thêm điều kiện vào quan hệ ban đầu hay không?

Cụ thể, nếu như bạn muốn có một quan hệ chỉ bao gồm các users có trạng thái approved và được order theo email thì bạn có thể làm như sau:

public function approvedUsers() {
    return $this->hasMany('App\User')->where('approved', 1)->orderBy('email');
}

5. Model properties: timestamps, appends etc.

Có một vài tham số của một Eloquent model, chúng được thể hiện dưới dạng các thuộc tính trong class. Các tham số phổ biến nhất có lẽ là:

class User extends Model {
    protected $table = 'users';
    protected $fillable = ['email', 'password']; // which fields can be filled with User::create()
    protected $dates = ['created_at', 'deleted_at']; // which fields will be Carbon-ized
    protected $appends = ['field1', 'field2']; // additional values returned in JSON
}

Nhưng cũng còn nhiều thứ khác nữa:

protected $primaryKey = 'uuid'; // it doesn't have to be "id"
public $incrementing = false; // and it doesn't even have to be auto-incrementing!
protected $perPage = 25; // Yes, you can override pagination count PER MODEL (default 15)
const CREATED_AT = 'created_at';
const UPDATED_AT = 'updated_at'; // Yes, even those names can be overridden
public $timestamps = false; // or even not used at all

Đó là những thuộc tính theo tôi là thú vị nhất. Để tìm hiểu thêm các bạn có thể kiểm tra code của các abstract Model class và xem chúng đã sử dụng những gì.

6. Find multiple entries

Chắc hẳn ai cũng đã từng sử dụng method find() rồi phải không?

$user = User::find(1);

Nhưng tôi không chắc là có nhiều người biết nó cũng có thể nhận vào nhiều ID như là một mảng:

$users = User::find([1,2,3]);

7. WhereX

Chắc hẳn chúng ta đã thường xuyên làm điều tương tự như thế này:

$users = User::where('approved', 1)->get();

Và đây là những gì bạn cũng có thể làm:

$users = User::whereApproved(1)->get(); 

Đúng vậy, bạn có thể kết hợp bất kỳ tên trường nào với tiền tố where và chúng sẽ làm việc như những gì bạn mong muốn.

Bạn cũng có thể sử dụng những method đã được định nghĩa từ trước liên quan đến date/time:

User::whereDate('created_at', date('Y-m-d'));
User::whereDay('created_at', date('d'));
User::whereMonth('created_at', date('m'));
User::whereYear('created_at', date('Y'));

8. Order by relationship

Một thủ thuật phức tạp hơn. Bạn sẽ làm gì nếu như bạn có một diễn đàn với nhiều topics nhưng bạn lại muốn order chúng dựa vào bài viết mới nhất. Đó cũng là một yêu cầu khá phổ biến trong các diễn đàn khi các topics có những bài viết được cập nhật mới nhất sẽ được đưa lên đầu.

Đầu tiên chúng ta hãy tạo ra một quan hệ giữa post mới nhất và topic:

public function latestPost()
{
    return $this->hasOne(\App\Post::class)->latest();
}

Tiếp theo, ở trong controller chúng ta thực hiện một phép thuật:

$topics = Topic::with('latestPost')->get()->sortByDesc('latestPost.created_at');

9. Eloquent::when() – no more if-else’s

Nhiều người trong chúng ta đã từng viết các câu queries phụ thuộc vào điều kiện được đưa vào. Nó có thể trông giống thế này:

if (request('filter_by') == 'likes') {
    $query->where('likes', '>', request('likes_amount', 0));
}
if (request('filter_by') == 'date') {
    $query->orderBy('created_at', request('ordering_rule', 'desc'));
}

Nhưng có một cách tốt hơn đó là sử dụng when():

$query = Author::query();
$query->when(request('filter_by') == 'likes', function ($q) {
    return $q->where('likes', '>', request('likes_amount', 0));
});
$query->when(request('filter_by') == 'date', function ($q) {
    return $q->orderBy('created_at', request('ordering_rule', 'desc'));
});

Nó có thể không ngắn hơn nhưng sẽ rất hiệu quả nếu như chúng ta đưa vào các tham số:

$query = User::query();
$query->when(request('role', false), function ($q, $role) { 
    return $q->where('role_id', $role);
});
$authors = $query->get();

10. BelongsTo Default Models

Hãy tưởng tượng bạn có các bài viết thuộc về một tác giả nào đó, ở ngoài view chúng ta có đoạn code sau:

{{ $post->author->name }}

Nhưng sẽ thế nào nếu như author của post đó bị xóa hay không được set vì một lý do nào đó. Bạn sẽ gặp những thông báo lỗi tương tự như "property of non-object". Tất nhiên là chúng ta có thể ngăn chặn bằng cách sử dụng:

{{ $post->author->name ?? '' }}

Nhưng bạn cũng có thể làm điều đó ở tầng Eloquent:

public function author()
{
    return $this->belongsTo('App\Author')->withDefault();
}

Quan hệ author() lúc này sẽ trả về một empty object của App\Author trong trường hợp author của post không tồn tại. Hoặc chúng ta cũng có thể gán những giá trị mặc định cho empty object đó:

public function author()
{
    return $this->belongsTo('App\Author')->withDefault([
        'name' => 'Guest Author'
    ]);
}

Summary

Vừa rồi là 10 thủ thuật trong Eloquent mình giới thiệu với các bạn trong phần này. Ở phần sau sẽ là những thủ thuật phức tạp và thú vị hơn thế nữa.

Nguồn

https://viblo.asia/p/20-thu-thuat-laravel-eloquent-orm-phan-1-LzD5dj4zZjY

default_image
Tác giả: Lưu Minh Tuân
ADMIN

Bình luận

Để lại bình luận

Email và số điện thoại sẽ không được công khai. Những trường bắt buộc được đánh dấu *

Repository deleted Your repository has remove
Loading